Đặc điểm vải thun visco – dẻo cellulosse
Ưu điểm: Thoáng khí tốt, mát mẻ mùa hè, thân thiện với môi trường. Màu sắc đa dạng, may quần áo đều được. Thoáng khí, hút ẩm tốt nên rất hợp may đồ lót.
Nhược điểm: rất dễ bị nhàu, chịu nhiệt kém. Không nên ủi trực tiếp bằng bàn ủi.
Vải thun dẻo là gì?
Vải thun dẻo là gì?
Vải thun dẻo hay được gọi là vải thun visco hay vải thun rayon và loại vải được dệt từ sợi xơ như cái tên của nó. Sợi xơ viscose được sản xuất từ sợi xenlulo, còn được gọi là sợi cellulose. Sợi xenlulo được chiết xuất từ các nguồn gốc tự nhiên như gỗ thông, cây sồi và cây bạch dương. Đặc tính của chúng giống vải cotton nên được nhiều nhà thiết kế ua chuộng sử dụng.
Ưu nhược điểm của vải thun dẻo
Ưu nhược điểm của vải thun dẻo
Khi bạn muốn tìm hiểu các loại vải có phù hợp với nhu cầu cá nhân của mình hay không, thì nên tìm hiểu và nắm chắc ưu điểm nhược điểm của loại vải. Sau đây là ưu điểm và nhược điêm của vải thun dẻo:
Ưu điểm:
-
Vải mềm mại: Chất liệu vải mềm hơn chất liệu vải cotton nên sẽ tạo cảm giác thoải mái cho người mặc phù hợp với nhiều thời tiết khác nhau.
-
Đàn hồi tốt: Vải thun dẻo có khả năng co giãn tốt và đàn hồi cao, giúp tạo cảm giác thoải mái khi mặc và dễ dàng vận động.
-
Đa dạng về màu sắc và kiểu dáng: Với quá trình tiếp thu công nghệ mới, vải thun dẻo có thể được sản xuất với nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau, giúp bạn có nhiều sự lựa chọn trong việc thiết kế và tự do sáng tạo.
-
Thoáng khí: Vải thun dẻo có khả năng thấm hút mồ hoi tốt hơn vải cotton sẽ không tạo cảm giác khó chịu, phù hợp với những hoạt động ngoài trời.
-
Bề mặt vải ít nhắn: Vải rất ít bị nhăn khi sử dụng nên sẽ tiết kiệm được thời gian ủi quần áo
-
Có thể pha thêm sợi nhân tạo: Vải có thể pha thêm thành phần sợi poly nhân tạo để tăng độ bền và giảm giá thành.
-
Vải nhẹ: Vải khá nhẹ và không mang tích điện nên tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng cho người sử dụng.
Nhược điểm:
-
Chịu nhiệt kém: Nếu nhiệt độ lớn hơn 130 độ C, thì sẽ làm ảnh hưởng lên vải và làm thay đổi chất xơ viscose của vải.
-
Kém bền dưới ánh sáng mặt trời: Vải thun dẻo mà bạn phơi ở ngoài trời nắng quá lâu sẽ bị phai màu và làm giảm độ bền của sản phẩm.
-
Không bền trong nước: Khi bạn ngâm loại quần áo vải thun dẻo này trong nước quá lâu, thì vải sẽ có tình trạng giảm độ bền lên đến 50-60% và khi khô trở lại sẽ bình thường.
-
Dễ bị giãn: Vải dễ bị giãn nếu sử dụng không đúng cách và rất khó để phục hồi lại như ban đầu.
-
Dễ nhăn và co rút: Vải thun dẻo có xu hướng nhăn và co rút sau khi giặt và sử dụng, do đó cần chú ý trong quá trình bảo quản và giặt giũ để tránh hiện tượng này.
Cách nhận biết vải thun visco dẻo
Vải thun visco dẻo là một loại vải co giãn được làm từ sợi visco. Để nhận biết vải thun visco dẻo, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây:
-
Kiểm tra nhãn mác: Xem nhãn mác trên sản phẩm để xem liệu nó có ghi rõ thông tin về chất liệu sử dụng. Nhãn mác thường cung cấp thông tin về loại vải và thành phần chất liệu, bao gồm cả sợi visco nếu vải được làm từ nó.
-
Nhận biết bằng cảm giác: Bạn nên sờ vào bề mặt vải, cảm nhận mềm mịn hơn vải cotton và nó có khả năng co giãn 4 chiều. Bề mặt vải của cotton sẽ hơi nhám nhưng đối với bề mặt vải thun dẻo này bạn sẽ dễ phân biệt hơn.
-
Nhận biết bằng cách đốt: Bạn hãy thử dùng lửa để đốt một mẫu nhỏ của vải, khi đốt xong thì tro rất ít và mùi khét như bạn đốt giấy thì đây là vải thun dẻo.
-
Tìm hiểu thông tin từ nhà sản xuất: Nếu bạn không chắc chắn về loại vải, hãy tham khảo thông tin từ nhà sản xuất hoặc nhân viên bán hàng. Họ sẽ cung cấp thông tin cụ thể về chất liệu và loại vải được sử dụng trong sản phẩm.
Phân loại vải thun dẻo
Vải thun dẻo
Phân loai vải thun dẻo
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vải thun dẻo và chúng được chia 2 loại chính như sau:
-
Loại thường: Loại này được nhùng phổ biến trong thị trường hiện nay, loại vải thun dẻo thường này được dùng để may quần áo và làm đồ trang trí nội thất. Trong quá trình giặt sẽ dễ bị co nên chỉ thích hợp để giặt khô.
-
Loại HVM Rayon: Đối với loại vải này thì đặc tính như vải visco nhưng về ứng dụng của vại lại cao hơn và bạn có thể giặt tay như bình thường và giặt máy đều được không có tình trạng bị co rút vải.
Một số mẹo bảo quản vải thun dẻo
Sau đây là một số cách để bạn có thể bảo quản tốt vải thun dẻo, để có thể sử dụng được bền và tốt hơn:
-
Giặt bằng nước lạnh hoặc ấm: Để giảm nguy cơ co rút và mất dáng, hãy giặt vải thun dẻo bằng nước lạnh hoặc ấm. Nước nóng có thể làm co vải và làm mất đàn hồi của nó và không giặt ở nước trên 40 độ C.
-
Phơi khô ngoài trời: Hạn chế sử dụng máy sấy và thay vào đó, phơi vải thun dẻo ngoài trời hoặc trên một kệ phơi trong nhà. Ánh nắng mặt trời tự nhiên giúp vải khô nhanh hơn và giữ cho vải mềm mại hơn.
-
Ủi áo: Không được ủi quần áo đối với loại vải thun dẻo thì không nên để ở nhiệt độ quá 120 độ C, sẽ làm ảnh hưởng đến bề mặt vải.
-
Không sử dụng chất tẩy vết bẩn trực tiếp: Nếu có vết bẩn, không áp dụng chất tẩy trực tiếp lên vải. Thay vào đó, hãy xử lý vết bẩn bằng cách ngâm sản phẩm trong nước có chất tẩy nhẹ trước khi giặt.
Reviews
There are no reviews yet.