Vải lụa tơ tằm hẳn là loại vải nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại. Ra đời từ hàng nghìn năm trước. Tơ lụa đã trở thành một sản phẩm may mặc vô cùng được ưa chuộng.
Tạm gác lại những ưu điểm, lịch sử hình thành tơ lụa đã có thể nói lên giá trị và tầm quan trọng của chúng đối với cuộc sống. Vào thế kỉ II TCN, con đường tơ lụa được hình thành. Đánh dấu một huyết mạch thông thương lớn nhất từ trước cho đến thời điểm khi đó. Con đường tơ lụa chính là cầu nối cho sự giao thoa của các nền văn minh nhân loại.
Cho đến tận bây giờ, vải may tơ lụa vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Chúng được rất nhiều khách hàng ưa chuộng bởi tính ứng dụng cao trong cuộc sống của chất liệu này. Cũng chính vì thế mà không chỉ tơ lụa truyền thống mà rất nhiều các loại lụa khác đã ra đời. Với mục đích chung là phục vụ nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Hôm nay, hãy cùng Thomas Nguyen Fabric tìm hiểu xem những loại lụa nào đang được ưa chuộng nhất và đặc điểm của mỗi loại nhé!
- Lụa truyền thống
Loại lụa truyền thống thường được dệt từ tơ của các loài côn trùng mà phổ biến nhất chính là tằm. Khách hàng thường ưu tiên lựa chọn loại vải này bởi sự tinh xảo của những tấm vải. Loại lụa truyền thống thường được dệt theo cách thủ công, những sợi vải đều nhau và mỏng nhẹ vô cùng tinh tế. Loại lụa tơ tằm nguyên bản khi chưa nhuộm màu sẽ có màu trắng ngà đặc trưng. Màu sắc này vô cùng chiều lòng các vị khách khó tính. Hơn thế nữa, màu sắc của lụa tơ tằm cũng khá đa dạng, từ màu nổi bật cho đến gam màu trung tính. Tuy nhiên, nhìn chung bảng màu của lụa truyền thống luôn mang lại một cảm giác nhẹ nhàng và thanh lịch.
Một điểm thú vị nữa của vải lụa tơ tằm chính là độ bền. Không đơn giản chỉ là bền mà còn là bền nhất trong tất cả các loại vải thiên nhiên. Hiện nay, giá thành của loại lụa này ở mức tương đối cao. Tuy nhiên, trải nghiệm mà loại chất liệu này mang đến cho khách hàng cũng tốt không kém. Những chiếc váy và đầm dạ hội lụa tơ tằm chưa bao giờ làm các cô gái thất vọng.
Lụa satin
Vải lụa tơ tằm Satin được tạo nên từ những sợi tơ cao cấp. Sử dụng công thức dệt vân đoạn, điểm đặc biệt của kiểu này là những sợi ngang và sợi dọc hầu như ít đan xen vào nhau. Sợi ngang sẽ luồn xuống dưới 1 sợi dọc sau đó đè lên ít nhất là 2 sợi dọc tiếp theo. Sợi ngang tiếp theo sẽ đè lên 2 sợi dọc trước sau đó lại luồn xuống dưới 1 sợi dọc. Quy trình cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi dệt xong tấm vải.
Cũng chính công thức dệt đặc biệt này đã tạo nên điểm ấn tượng cho chất lụa này. Lụa Satin có 2 mặt: một mặt bóng mượt ở trên và một mặt hơi nhám ở dưới. Ưu điểm của loại vải lụa tơ tằm này có thể kể đến như: nhẹ, thấm hút mồ hôi, “đông ấm, hè mát” vô cùng đa năng. Hơn thế nữa, vải satin có độ bóng mượt và độ rũ tốt tạo cảm giác mềm mại, uyển chuyển hơn cho người mặc.
Lụa nhung
Bên cạnh những loại lụa khác, vải nhung thường được lựa chọn để may trang phục cho nữ giới, từ váy đầm cho đến áo dài Việt Nam. Chất liệu này được kết hợp từ sợi tơ tằm và sợi tổng hợp. Sử dụng công thức dệt thoi, vải nhung lụa là sự đan xen giữa những sợi dọc và sợi ngang, các sợi có kích thước ngắn được bố trí một cách dày đặc tạo thành một tấm vải chắc chắn, bền đẹp và cực kì mềm mịn.
Với khả năng giữ ấm cực kì tốt, vải nhung khá được ưa chuộng để may các loại trang phục mùa đông. Màu sắc của loại vải này khá nhã nhặn và sang trọng. Nếu bạn là người thường xuyên quan tâm đến những bộ phim tái hiện viễn cảnh Việt Nam thời trước. Bạn sẽ dễ nhận ra các tiểu thư hay phu nhân nhà quyền quý thường sẽ diện những chiếc áo dài bằng vải nhung. Làm toát lên thần thái và đẳng cấp của tầng lớp quý tộc thời ấy.
Lụa gấm
Gấm – loại vải lụa tơ tằm mang trong mình nét đặc trưng tiêu biểu của người Á Đông. Điểm nổi bật của vải lụa gấm chính là hoa văn. Bất kì một họa tiết nào cũng đều mang đến một hơi thở đậm chất truyền thống. Thể hiện một nét văn hóa rất Việt Nam. Để có thể dệt nên những hoa văn không hề dễ dàng. Một thước vải gấm được công nhận là đẹp sẽ được dệt từ đôi tay của một người thợ có nhiều năm kinh nghiệm và phải thành thục, khéo léo. Không những thế, gu thẩm mỹ đòi hỏi phải tinh tế.
Chính vì đánh giá chất lượng vải qua hoa văn nên bảng màu của gấm rất đa dạng. Dường như khó lòng để có thể tổng hợp hết các màu vải lụa gấm. Được mệnh danh là “bà chúa tơ lụa”, vải gấm đại diện cho một nét đẹp rất riêng so với các sản phẩm cùng loại. Hiện tại vải gấm rất được ưa chuộng để làm vải may áo dài, giúp người phụ nữ tôn lên vẻ đẹp thùy mị, nết na.
Lụa voan
Một trong các loại vải lụa tơ tằm được yêu thích nhất là Voan. Những thước vải mềm mại, nhẹ nhàng mang đến cảm nhận thanh tao, trong sáng cho người mặc. Sau này, voan chủ yếu sử dụng tơ nhân tạo để dệt. Tuy nhiên, trước đây sợi tơ tằm luôn là lựa chọn hàng đầu để dệt lụa voan.
Đặc điểm của loại chất liệu này là mỏng, nhẹ. Đặc biệt, vải voan lụa ít nhàu, khi sử dụng sẽ có cảm giác mát mẻ. Thường không quá ôm sát vào cơ thể nên cực kỳ thoải mái. Voan lụa là đại diện của sự nữ tính. Ngày càng có nhiều kiểu voan lụa khác nhau ra đời như voan hoa, voan họa tiết…Tạo nên một phong cách nhẹ nhàng, bay bổng. Giá thành của loại vải này ở mức vừa phải nên dường như rất được lòng rất nhiều khách hàng.
Lụa phi bóng
Lụa phi bóng thường hay bị nhầm lẫn với Satin. Tuy nhiên, loại vải này có độ mỏng, mịn và co giãn nhất định. Công thức dệt của vải lụa bóng là dệt từng lớp, vải mặt trên sẽ có nhiều sợi ngang chạy song song làm cho bề mặt vải trở nên láng bóng. Làm phản chiếu những màu sắc khác nhau khi đặt dưới các loại ánh sáng khác nhau.
Hiện nay, nguyên liệu để dệt vải lụa tơ tằm phi bóng là hỗn hợp nylon cùng với lụa tơ tằm. Vì thế mà loại lụa hỗn hợp này có độ óng ánh tự nhiên vô cùng bắt mắt. Khi bị tác động bởi một lực kéo căng thì hầu như vải phi bóng sẽ không bị rạn và rách. Thêm vào đó, có một vài đặc điểm của lụa phi bóng tương tự với satin như khả năng giữ màu và sự đa dạng của loại vải. Giá thành của chất liệu tương đối rẻ so với các loại lụa khác.
Reviews
There are no reviews yet.